Một số đặc sản miền Tây được lòng thực khách ở TP HCM

Sự xuất hiện tần suất dày của bún cá, bún mắm, hủ tiếu, bánh tằm bì… phần nào cho thấy "tình yêu" của thực khách Sài Thành với các món ăn miền Tây.
Bún cá

Bún cá Kiên Giang

Bún cá Châu Đốc

Bún cá Sóc Trăng

Là 1 trong những món ăn dân dã của miền Tây, bún cá hấp dẫn thực khách ở những cọng bún thanh mảnh, nước lèo đậm đà, cái tươi ngon của cá lóc, của những con tôm đồng, cái giòn của heo quay cùng hương vị đặc trưng của các loại mắm.

Tại Sài Gòn có một loạt thương hiệu bún cá như bún cá Kiên Giang, bún cá Sóc Trăng, bún cá An Giang…. Điểm chung là chúng đều được nấu từ cá lóc và các loại mắm đặc trưng của vùng sông nước như mắm cá linh, cá sặc, mắm bò-hóc… Nhiều điểm chung song cách chế biến, cách gia giảm gia vị và nguyên liệu đi kèm.., khiến chúng có những đặc trưng riêng về hương và vị.

Tham khảo thêm tour miền tây của công ty Đất Việt Tour tại đây, hoặc liên hệ 1800 6700 để được tư vấn chi tiết

Hủ tiếu

Hủ tiếu Nam Vang

Hủ tiếu Mỹ Tho

Hủ tiếu là món ăn của người Hoa du nhập vào miền Tây và nhanh chóng trở thành món ăn nổi tiếng. Các thương hiệu của hủ tiếu miền Tây có thể kể đến là hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc.

Mỗi loại hủ tiếu mang đến những hương vị khác nhau, cách thưởng thức khác nhau. Tuy nhiên đều cùng chung một điểm và đều thu hút người dùng với sợi hủ tiếu dai mềm, nước dùng trong veo, nguyên liệu đi cùng phong phú (tôm, thịt, lòng heo…), chén sa tế cay nồng cùng các loại rau sống tươi như xà lách, cải cúc, hẹ, giá tươi.

Bún mắm

Bún mắm là món ăn được biến tấu từ món mắm kho, một trong những món ăn đặc trưng lâu đời của người dân Nam Bộ. Mắm kho được dùng chung với cơm và khi gia giảm thêm nước dùng, bún tươi, món mắm kho ấy trở thành bún mắm.
Món ăn này được chế biến khá dễ dàng, con mắm linh hay bò hóc được nấu rã ra cùng nước sôi, tiếp đến lọc bỏ xương, nấu chung với thịt ba chỉ heo xắt mỏng, tôm tươi, mực heo quay, nêm nếm vừa ăn. Rau ăn cùng bún mắm khá đa dạng với cọng bông súng, rau đắng, bắp chuối, rau muống, kèo nèo, giá, rau nhút…

Lẩu mắm

Lẩu mắm đa dạng với hàng chục nguyên liệu đi kèm…

… Kết đôi với nước lẩu đậm màu, đậm vị.

Lẩu mắm có chung một loại mắm và có cách chế biến tương tự như bún mắm nhưng lẩu mắm là món ăn có ý nghĩa gắn kết – dành cho không ít người nên nguyên liệu và thành phần của món ăn cũng đa dạngng hơn. Với "phần thịt" gồm thịt heo, tôm, mực, các loại cá như: cá lóc, cá kèo, cá bông lau… Phần rau gồm các loại rau vùng miệt vườn như: bông súng, kèo nèo, bắp chuối, cải xanh, rau đắng, cà tím, rau nhút, bông bí…

Bánh tằm bì

Bánh tằm bì đơn giản và dân dã với những sợi bánh mềm, dẻo được làm bằng bột gạo, bì thái sợi, thịt heo xắt mỏng, ít rau thơm, dưa leo, giá sống và nước cốt dừa nhưng lại có sức lôi cuốn khó cưỡng đối với nhiều người. Điều này đến từ những sợi bánh thơm mềm được làm từ gạo mới và trải qua nhiều công đoại cầu kỳ. Phần bì giòn bùi, thịt heo nướng thơm ngon, nước cốt dừa béo đậm nhưng không ngấy, đậu phộng giòn tan, rau thơm quấn quýt.

Bánh xèo miền Tây

Bánh xèo miền Tây thường được tráng trong chảo lớn và có nhân phong phú với thịt heo, tôm, mực, nấm rơm… Nước chấm đóng vai trò quan trọng với vị chua ngọt được làm từ nước mắm ngon, pha với chanh, ớt, tỏi, đường… Bánh thường ăn kèm với rau xà lách, cải bẹ canh, húng quế, húng thơm..

Bánh xèo hấp dẫn thực khách với cảm giác đủ vị của miếng bánh xèo giòn tan, thơm lừng, rau sống tươi ngon, nước mắm chua, cay, mặn nhẹ. Ăn đến no chứ không ngán.

-st-