Kiến trúc cổ Bảo tàng TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh tự hào là thành phố có nhiều bảo tàng nhất cả nước. Trong số đó, tiêu biểu nhất phải kể đến Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Bảo tàng TP.HCM. Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc 65 Lý Tự Trọng Quận I, trên khuôn viên rộng 2 ha, giới hạn bởi bốn con đường Lý Tự Trọng, Pasteur, Lê Thánh Tôn và Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

bao-tangTòa nhà do kiến trúc sư người Pháp – Foulhoux vẽ kiểu và thiết kế,  được xây dựng năm 1890 theo kiểu cổ điển – phục hưng: mặt tiền của tầng lầu mang đường nét Tây phương, nhưng phần mái lại mang dáng dấp Á Đông. Mục đích ban đầu của tòa nhà là Bảo tàng Thương mại trưng bày những sản vật trong nước. Vì thế ở hai bên cửa chính có hai tượng nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp và các phù điêu trang trí đắp nổi đều lấy biểu tượng thần thoại Hi Lạp cùng với cây cỏ và thú vật vùng nhiệt đới. Nhưng khi xây xong, tòa nhà trở thành tư dinh Thống đốc Nam kỳ Henri Eloi Danel.

bao-tang-3Chỉ trong năm 1945, tòa nhà đã năm lần thay đổi chủ nhân. Sau khi chiếm lại Sài Gòn, từ ngày 23-5-1947, Pháp giao dinh này cho Lê Văn Hoạch làm trụ sở chính phủ Nam kỳ tự trị và sau đó chuyển cho Trần Văn Hữu làm dinh Tổng trấn (sau đổi thành Thủ hiến) Nam phần (từ 2-6-1948).

bao-tang-4Sau hiệp định Genève 1954, Ngô Đình Diệm dùng tòa nhà này làm dinh Quốc khách. Ngày 27-2-1962, dinh độc Lập bị ném bom, Ngô đình Diệm dời phủ tổng thống sang đây. Năm 1966, dinh Độc Lập xây lại xong, tòa nhà này được làm trụ sở của Tối cao Pháp viện. Sau ngày 30-4-1975 ít lâu, Ủy ban Nhân dân Thành phố quyết định sử dụng toà nhà này làm Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh ngày 12-8-1978, đến ngày 13-12-1999 được đổi tên thành bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay.

bao-tang-1Nội dung trưng bày gồm 9 phòng cố định. Đến với bảo tàng TP.HCM ta sẽ được tìm hiểu rõ hơn về văn hóa, địa lý – hành chính, quá trình phát triển của thành phố, quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân Sài Gòn.

1.      Phòng “Thiên nhiên – khảo cổ”: giới thiệu vị trí địa lý, địa chất, khoáng sản, địa hình, khí hậu, động, thực vật, hệ thống sông ngòi, đời sống của cư dân cổ cách đây 3000 – 2000 năm…

 2.      Phòng “Thương mại – dịch vụ”: Với  hơn 527 hiện vật, 36 ảnh và 10 bản đồ, bảng trích phòng trưng bày “Thương cảng – thương mại dịch vụ Sài gòn – thành phố Hồ Chí Minh” giới thiệu khái quát về vai trò trung tâm kinh tế của Sài Gòn.

bao-tang-83.      Phòng “Địa lý – hành chính Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh”  Với sưu tập bản đồ, biểu đồ, hình ảnh, hiện vật phòng trưng bày khái quát quá trình hình thành và phát triển của Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh về mặt địa lý, hành chính. 

4.      Phòng “Đấu tranh cách mạng 1930 – 1954” nêu bậc các phong trào đấu tranh chính trị từ khi có Đảng, gương hy sinh của Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam – Đ/c Trần Phú, của người thanh niên Lý Tự Trọng hy sinh ở tuổi 17, đó là khởi nghĩa Nam Kỳ ở Bà Điểm…

   5.      Phòng “Đấu tranh cách mạng 1954 – 1975” trưng bày các các vấn đề: hội nghị Genève về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương năm  ngày 21/7/ 1954, phong trào Đồng Khởi năm 1960, địa đạo Củ Chi, sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam 20/12/1960…

6.      Phòng “Văn hóa” mô tả một lớp Hán học ở Gia Định vào thế kỷ XVIII với những nghiên mực, mực, bút,  hệ thống trường dạy chữ Quốc ngữ, chữ Pháp: trường Cơ khí Á châu, trường nghệ thuật Gia Định, trường Petrus Ký…

9.  Phòng“Nghệ thuật Cải Lương” trưng bày sưu tập nhạc cụ với bộ gõ, bộ kéo, bộ hơi, trang phục của các  NSND Phùng Há, nghệ sĩ Thanh Nga, NSUT Lệ Thủy, NSND Bảy Nam…

bao-tang-7Một điều thú vị nữa ở bảo tàng TP.HCM là việc ta có thể bắt gặp những cặp cô dâu chú rể lựa chọn nơi đây là địa điểm chụp hình cưới và vì thể bạn sẽ được nhìn ngắm những cặp uyên ương trong không gian cổ kính ở đây.

bao-tang-2

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *