Những điểm đặc biệt nhà thờ Đức Bà

Tồn tại hơn một thế kỷ, với vẻ đẹp trang nghiêm, cổ kính, nhà thờ Đức Bà là một công trình kiến trúc mang tính lịch sử và nghệ thuật cao, tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân Thành phố cũng như du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là một điểm tham quan thú vị mà bất kỳ ai đến TP. Hồ Chí Minh cũng muốn ghé thăm.

nha-tho-duc-ba(1)Về mặt kiến trúc, tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn của nhà thờ Đức Bà đều tuân thủ theo kiểu kiến trúc Roman và Gothic. Các cột chịu lực chính được xây bằng các tảng đá lớn; các ô cửa hoa, khung cửa… được xây bằng đá phấn màu trắng (một loại đá rất mềm dùng trang trí cho tường gạch hồng).

Nha-Tho-Duc-BaĐặc biệt, nhà thờ Đức Bà có một bộ chuông lớn gồm 6 quả, chế tạo tại Pháp, và được kiến trúc sư Bourard đưa sang Sài Gòn vào tháng 5/1879. Bộ chuông nặng khoảng 30 tấn (kể cả hệ thống đối trọng), tên gọi được đặt theo các nốt nhạc sol, la, si, đô, rê, mi. Khi xây nhà thờ, gác chuông không có mái. Năm 1885, kiến trúc sư Gardes đã thêm mái chóp vào để che gác chuông với tổng chiều cao tính từ đất là 57m. Những chiếc chuông của nhà thờ được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Song riêng ba chiếc chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật rơ-le điện. Khi đổ cùng lúc sáu chuông, tiếng chuông vang xa trong phạm vi chừng 10km.
nha-thoỞ mặt trước công trình, giữa hai tháp chuông, dưới đỉnh mái có một đồng hồ. Nhìn trên mặt đứng công trình, mặt của chiếc đồng hồ này như một ô cửa sổ, nhưng bên trong nó là một bộ máy khá đồ sộ, nặng tới hơn 1 tấn. Chiếc đồng hồ này được sản xuất tại Thuỵ Sỹ năm 1887, và dù cũ kỹ và thô sơ, nó vẫn hoạt động khá chính xác.

dong-hoĐiều đặc biệt nữa là trong nhà thờ Đức Bà không có chỗ cho nến. Toàn bộ đèn – có từ khi nhà thờ xây dựng xong – đều dùng điện. Nhà thờ khá rộng, có sức chứa tới 1.200 người. Bên trong có hai hàng cột chính hình chữ nhật mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang được chia thành nhiều khoang; mỗi khoang đều có những bàn thờ nhỏ cùng các bệ thờ và tượng thánh làm bằng đá trắng khá tinh xảo…

toa-nha-chinh
Đứng từ bàn thờ chính của nhà thờ nhìn về phía trên cửa chính, sẽ thấy một “gác đàn”, nơi đặt cây đàn organ ống, một trong hai cây đàn cổ nhất hiện nay ở nước ta. Đàn này được các chuyên gia nước ngoài làm bằng tay, khi đàn, âm thanh phát ra đủ cho cả nhà thờ nghe thấy, không nhỏ mà cũng không ồn. Nhưng hiện nay cây đàn đã bị hỏng hoàn toàn do bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay.
Phía trước nhà thờ là bức tượng Đức mẹ Hoà Bình bằng đá cẩm thạch trắng của Ý. Tượng Đức mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, phía trên có đính cây thánh giá, mắt Đức mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình.

tuong-duc-meMột chi tiết mà hiện nay rất ít người biết, kể cả các linh mục của nhà thờ này. Đó là khi dựng bức tượng, người ta đã đục một cái hốc ở trên bệ đá chỗ giáp với chân tượng Đức mẹ, và đặt vào trong cái hốc đó một chiếc hộp bằng bạc. Trong chiếc hộp đựng rất nhiều những lời kinh cầu nguyện cho hoà bình của Việt Nam và thế giới được viết lên trên những lá vàng, bạc, thiếc, nhôm, giấy, da, và đồng. Những lời cầu nguyện này được gửi tới từ nhiều miền của đất nước.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *