Viếng thăm Lăng Ông Bà Chiểu

Lăng Ông Bà Chiểu được xem là một biểu tượng của Sài Gòn Gia Định xưa và từ lâu đã trở thành một địa điểm gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của người dân Sài Gòn. “Ông” được nhắc đến trong tên gọi này chính là một trong những khai quốc công thần nhà Nguyễn – Tả quân Lê Văn Duyệt. Còn “Bà Chiểu” là tên gọi trước kia của vùng đất được chọn làm nơi an nghỉ của ông từ khi ông qua đời vào ngày 30–7 năm Nhâm Thìn 1832.

lang-ongDưới thời vua Tự Đức (1847 – 1883), vùng đất này thuộc địa phận làng Bình Hòa, tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Hiện nay, Lăng Ông Bà Chiểu tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, quận Bình Thạnh, TP. HCM.

 Lăng nằm trên một gò đất cao, rộng 18.500 mét vuông, bao quanh bởi dãy tường dài 500 mét, với 4 cổng tam quan ở 4 mặt lăng. Bước qua cổng chính nằm ở mặt phía Nam là một khối kiến trúc liên hoàn gồm 3 phần nằm trên cùng một trục thẳng: nhà bia, lăng mộ và miếu thờ. Mộ phần Tả quân Lê Văn Duyệt và phu nhân Đỗ Thị Phận được xây bằng đá, nằm trong một khuôn viên rộng khoảng 18.500 m2. Lối vào khu lăng chính, có hai con sư tử đực và cái đang trong tư thế chầu, tượng trưng cho uy quyền của người đã khuất.

lang-ong-4Nhà bia

lang-ong-3Khu mộ

lang-ong-1Miếu thờ

le-hoi-lang-ong

Trên bàn thờ chính, là bức tượng Tả quân Lê Văn Duyệt cao 2,65m, nặng 3 tấn, bằng đồng nguyên chất do nhà điêu khắc lừng danh Phạm Văn Hạng tạc vào năm 2008.

Bạn sẽ bắt gặp một con hổ to lớn, được nhồi bằng da hổ thật nằm trong tủ kính của thùng công đức. Con hổ có chiều dài hơn 2 mét, thuộc dòng hổ Siberia. Đây là loài hổ quý hiếm, còn sót lại rất ít trên toàn thế giới. Người phụ trách lăng cho biết, một đại gia đã mang con hổ này đến lăng để cúng dường, tạ ơn Tả quân Lê Văn Duyệt đã cho lời cầu xin của mình thành hiện thực.

lang-ong-2Được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào ngày 6–12–1989, Lăng Ông Bà Chiểu sở hữu những nét kiến trúc truyền thống đặc trưng thời Nguyễn. Đến đây thắp nén nhang cũng là một cách thể hiện lòng tri ân, tưởng nhớ về người đã có công khai hoang, mở mang và giữ bình yên cho vùng đất Sài Gòn Gia Định hai thế kỷ trước.

Hàng năm, tại lăng đều có tổ chức lễ giỗ Lê Văn Duyệt long trọng, vào các ngày 29 và 30 tháng 7 và mồng 1 tháng 8 âm lịch.Khi ông mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng và tế lễ ông tại lăng mang nghi thức thờ thần và tế thần. Nói rõ hơn, lễ hội lăng Ông Bà Chiểu không phải là lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc như Trương Định, Nguyễn Trung Trực hay Nguyễn Huỳnh Đức… mà là lễ hội mang tính dân gian như lễ Bà Chúa Xứ (xem Miếu Bà Chúa Xứ) hoặc vía Ðiện Bà ở Tây Ninh (xem Núi Bà Đen).

le-hoi-lang-ong-3

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *