Lễ hội Lăng Ông Bà Chiểu

Người Sài Gòn xưa cũng nay có thói quen gọi cặp từ “Lăng Ông Bà Chiểu” để chỉ lăng thờ Tả quân Lê Văn Duyệt, từng giữ chức tổng chấn Gia Ðịnh thành (tức cả Nam Bộ và tỉnh Bình Thuận ngày nay) tại khu vực Bà Chiểu hay cụ thể hơn: Bên cạnh chợ Bà Chiểu. Có không ít người nhầm tưởng rằng đây là phần mộ ông và bà tên Chiểu. Không phải vậy. Ðây là phần mộ của ông bà Lê Văn Duyệt.
le-hoi-lang-ong-3Hàng năm, tại Lăng Ông có hai lễ hội lớn, đó là ngày giỗ tả quân vào ngày 1-8 âm lịch và ngày hội đầu xuân mồng 1 và ngày mồng 2 Tết.

Về lễ hội Tả quân: 

le-hoi-lang-ong-2

Xét riêng phương diện các lễ hội tưởng niệm các nhân vật lịch sử, thì đây là lễ hội lớn nhất ở đất Gia Ðịnh xưa và nay. Lễ bắt đầu từ 30 tháng 7 và kết thúc vào 3 tháng 8. Số người dự hội có đến hàng chục vạn. Suốt trong những ngày hội tại trung tâm thành phố này, dòng người hành hương tấp nập từ các nơi đổ về không ngớt cả ngày lẫn đêm . Không chỉ người thành phố mà cả khách tỉnh xa cũng về dự hội. Ðáng chú ý trong số khách đi lễ số lượng người Hoa chiếm khoảng 50%. Ðiều này có nguyên nhân lịch sử của nó. 
le-hoi-lang-ong-1Họ đến dâng hương cầu khấn với lòng thành kính, để tạ ơn một vị phúc thần mà lúc sinh thời khi làm Tổng chấn Gia Ðịnh đã có những chính sách, chủ chương nâng đỡ, tạo điều kiện cho cộng đồng người Hoa phát triển nghề nghiệp, an cư lạc nghiệp trên quê hương thứ hai của họ. Người hoa vì thế đã tôn vinh Tả quân Lê Văn Duyệt là “Phò mã gia gia” coi ông như một vị thần ngang hàng với ông Bổn trong lịch sử Trung Hoa.Về lễ hội đầu xuân nơi Lăng Ông: 
le-hoi-lang-ongNgay đêm 30 Tết từ 22 giờ trở đi, những dòng người, những dòng xe cộ từ nhiều ngả đường trong thành phố đổ về Lăng Ông đông nghẹt, không có chỗ chen chân, để thắp hương dâng cúng và hái lộc đêm giao thừa, nhưng nơi đây, ngoài những cây cổ thụ cao chót vót, đâu có lộc mà để hái? Ðể đáp ứng nhu cầu đã trở thành tập tục này, ban quý tế của lăng đã chuẩn bị hàng xe ô tô cây “phát tài” từ các làng hoa Gò Vấp đưa về để sẵn từ chiều. 
le-hoi-lang-ong-4Trên sân lăng rộng gần nơi cổng Tam quan, gần nơi cổng bán hương cho khách vào lễ bái ở lăng, có những chiếc bàn trên chất cao những cây “phát tài” và cạnh đó có đặt một thùng “phước sương”. Khách đến cứ chọn cành lộc đầu năm mà mình vừa ý, sau đó cũng tự nguyện bỏ tiền vào quỹ “phước sương” của lăng (vì ở đây không có người bán – hơn nữa ai mà đi bán lộc). Quang cảnh đêm lễ hội đầu xuân tại nơi đây thật là náo nhiệt. ở trung điện và chánh điện khói hương trầm mù mịt, nhóm này ra, nhóm khác vào liên tục không ngớt, kẻ hái lộc, người “đổi hương” tưng bừng, rộn rịp, mong mang một chút lộc Thánh về gia mình trong năm mới. 
Người ta thấy bên cạnh người Việt có đông đảo bà con người Hoa tay cầm cành lộc hoặc cây hương trường đang cháy đỏ, hoặc cùng lúc cả hai thứ. Có mặt trong hội đầu xuân này còn có mặt không ít người ngoại quốc cùng tham gia chảy hội với nét mặt hân hoan, thích thú. Ðêm hội kéo dài đến 2 giờ sáng mới vãn người để rồi ngày mồng 1 và mồng 2 lăng Ông lại mở cửa đón bà con thành phố, mà đông đảo nhất là ba con tiểu thương, tiểu chủ trong các quận nội thành, và khách thập phương đổ về với số lượng hàng chục vạn mỗi ngày.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *