Linh thiêng ngôi miếu nổi duy nhất ở Sài Gòn

Cách đây 300 năm, khu vực quận Gò Vấp và quận 12 bây giờ chỉ là những cánh đồng bao la chạy dài theo con sông Vàm Thuật (xưa gọi là Bến Cát). Nổi lên giữa sông là một cồn đất nhỏ hình bàn chân, có diện tích khoảng 2.500 mét vuông.

Lúc đầu cù lao này bỏ hoang, chỉ là khu đất với cây dại mọc um tùm như bất kỳ một nơi nào của Sài Gòn – Gia Định thuở ấy.

166394_121788481221649_100001714925475_146779_5601751_n

Miếu Nổi nằm giữa mênh mông sông nước trên sông Vàm Thuật, đoạn chảy qua quận 12 và quận Gò Vấp (TP.HCM). Có mặt ở cù lao này gần 3 thế kỷ, không ai biết chính xác miếu Nổi được dựng lên từ năm nào. Câu chuyện về miếu Nổi chỉ còn lại những giai thoại, mà những thế hệ ông bà từng sinh sống ở đây kể lại cho con cháu mình nghe.

Ngôi miếu hiếm có
mieu 1

Không có sử sách nào ghi chép lại ngôi miếu được tạo dựng từ năm nào. Những người già sinh ra ở khu vực này cũng không biết chính xác năm nó ra đời. Tương truyền, vào thế kỷ 18, một người đàn ông chài lưới trên đoạn sông này đã chài phải xác chết của một người phụ nữ. Ông đem chôn cái xác lên cù lao này. Nhờ đó mà cuộc sống sông nước của ông khấm khá hơn.

Tiếng lành đồn xa, những ngư dân khác cũng theo nhau tới thắp hương, cầu phúc trước ngôi mộ mỗi đêm giăng lưới với hi vọng sẽ có nhiều tôm cá, thuyền ghe thuận lợi đi về. Dần dà, không chỉ những ngư dân chài lưới quanh khúc sông Vàm Thuật mà những chủ ghe thuyền buôn bán qua đây cũng nán lại thắp hương, dâng lễ.

Các cụ bô lão trong vùng bèn tập hợp con cháu, góp công của xây dựng ngôi miếu to hơn, đề phòng những lúc nước to, lũ lớn.

Một truyền thuyết khác lại kể rằng, cách đây gần hai trăm năm, một ngư phủ quăng lưới đánh cá trên dòng sông Bến Cát (thuộc xã Hạnh Thông, tổng Bình Trị Thượng huyện Gò Vấp, tỉnh Gia Định, nay thuộc TP.HCM) đã vớt được một pho tượng mà lúc ấy người ta cho rằng đó là tượng Bà Thủy Tề. Từ đó, ngôi miếu thờ Bà được dân chúng trong vùng lập nên trên cù lao bỏ hoang để cầu cho mưa thuận gió hòa, thuyền bè đi về bình an. Nhưng theo ông Lê Hữu Phước – thành viên Ban quản lý miếu Nổi thì ở cù lao miếu Nổi này không chôn xác ai cả. Ông chỉ nghe những người già kể lại rằng ngôi miếu được dựng từ thời vua Gia Long. Nghĩa là trong khoảng thế kỷ 18 hoặc đầu thế kỷ 19.

29_DOOL_20101129_MP2_10.1jpg

29_DOOL_20101129_MP2_13_1jpg

nguoiduatin-1281669817-miuni1

Trong thời kỳ này, giao thông đường thủy là loại giao thông rất phổ biến. Sông Vàm Cỏ là nơi qua lại thường xuyên của các loại tàu thuyền. Những nhà buôn người Hoa khi đi qua khúc sông, thường ghé nghỉ đêm lại trên cù lao bỏ hoang này.

Sau những lần như vậy, họ thường thấy những hiện tượng lạ xuất hiện vào những đêm ngủ tại đây. Vì vậy, các nhà buôn đường thủy đã cùng với các bô lão sống trong vùng lập nên một cái miếu, để cầu mong thuận buồm xuôi gió, thượng lộ bình an.

Ban đầu, chỉ là ngôi miếu nhỏ bằng tre và lá dừa. Theo thời gian, những nhà buôn ghé lại sửa sang mãi nên ngôi miếu cứ rộng ra thêm. Do địa hình khá đặc biệt, nên người dân thường gọi tên là miếu Nổi. Muốn qua miếu phải đi đò. Nhưng thực ra, miếu còn có một tên gọi khác do người Hoa đặt là miếu Phù Châu. Trước năm 1975, miếu là một điểm hành hương nổi tiếng của người dân Sài Gòn – Gia Định. Sau năm 1975, miếu gần như bị bỏ hoang, không người coi giữ và sửa sang.
Mãi cho đến năm 1989, một người Hoa tên Lục Câu sống tại địa phương đứng ra bỏ tiền và phát động mọi người sửa sang, khôi phục lại hoạt động của miếu. Ông Lục Câu, trưởng ban Quản lý miếu ngày nay, đã tự tay phác thảo và thực hiện tu sửa, đắp các hình tượng tại miếu. Đến nay, sau nhiều lần trùng tu, Phù Châu miếu đã trở thành một ngôi miếu khang trang, kiến trúc đặc sắc với nét văn hóa Việt – Hoa, là một trong những địa điểm tham quan, dâng hương của nhiều người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *