Ở Sài Gòn có nhiều lễ hội truyền thống tiêu biểu, cùng điểm qua một sô lễ hội:
Lễ hội chùa Phước Hải
Lễ được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại số 73, đường Mai Thị Lựu, gần chợ Đa Kao thuộc phường Đa Kao, quận 1. Vào dịp này, tối ngày mùng 8, vị hòa thượng trụ trì chùa tổ chức tụng kinh cầu an. Cả ngày mùng 9 dành cho hàng chục vạn khách đến chiêm bái, có cả người Hoa lẫn người Việt. Khói hương mù mịt khắp trong ngoài…Trong các cơ sở tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, chùa Ngọc Hoàng có thể xem là một trong những điểm có sức thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái rất đông đảo.
Lễ kỳ yên đình Phú Nhuận
Được tổ chức vào khoảng 16-18 tháng 01 âm lịch hàng năm, tại 18 đường Mai Văn Ngọc phường 10, Phú Nhuận TP Hồ Chí Minh. Trong lễ có các nghi thức tụng kinh cầu an, lễ tế, nghi thức tôn vương và hồi chầu nhằm suy tôn Phật, thần, các vị tiền hiền, hậu hiền. Lễ Kỳ yên bắt đầu bằng nghi thức tụng kinh cầu an của Phật giáo, tiếp theo là phần múa lân và biểu diễn võ thuật cổ truyền, các nghi thức tế thần, tế tiền hiền, hậu hiền. Buổi tối có phần xây chầu, đại bội và hát bội. Ngày thứ hai và thứ ba có nghi thức tế nam quan, nữ quan theo truyền thống Bắc bộ. Chấm dứt lễ hội là nghi thức tôn vương và hồi chầu theo truyền thống các đình Nam bộ.
Lễ hội Giỗ Tổ Nghề Kim Hoàn
Diễn ra trong 3 ngày 6, 7, 8 tháng 2 âm lịch hằng năm tại Hội quán Lệ Châu, 586 Trần Hưng Đạo,quận 5, TP Hồ Chí Minh. Lễ hội được tổ chức rất qui mô, quy tụ hàng ngàn người trong ngành thợ kim hoàn, không chỉ riêng Thành Phố Hồ Chí Minh mà từ các tỉnh Nam Bộ cũng về dự, cúng bái những tổ sư khai sáng ngành kim hoàn.Trong những ngày diễn ra lễ hội, Lệ Châu hội quán được trang hoàng rực rỡ, nến và hương được thắp từ trong đến ngoài, tạo cho ngày giỗ hết sức trang nghiêm. Mặc dù mùng 7 mới là chính lễ, nhưng việc cúng tế đã được chuẩn bị trước đó vài ngày.
Lễ Đền thờ Phan Công Hớn
Hằng năm cứ vào ngày 25 tháng 2 âm lịch, thân tộc của ông cùng bà con nhân dân xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ giỗ ông tại đền thờ theo nghi thức cúng thần.
Ông là Phan Công Hớn, là người lãnh đạo nhân dân 18 thôn Vườn Trầu, khời nghĩa tấn công dinh tri huyện Trần Cử – một tên tri huyện có nhiều nợ máu với nội dung mùa xuân năm 1885 tại Hóc Môn. Sau đó, để cho nhân dân khỏi bị đàn áp bắt bớ, ông tự nộp mình và bị Pháp hành quyết. Nhân dân đã lập đền thờ bên cạnh mộ phần của ông để ngày nay hương khói tại ấp Tây Bắc Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn.
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu
Lễ được tổ chức ngày 23/3 âm lịch tại số 710 Nguyễn Trãi, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Trong ngày hội, người Hoa về đây rất đông, họ làm hai hình nộm Ông Thiện, Ông Ác cao 3 thước. Cuối ngày đốt 2 hình nộm để cúng. Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa cổ của người Hoa ở Chợ Lớn có kiến trúc theo lối Trung Hoa. Ngày vía Bà (23 tháng 3 âm lịch) được xem là ngày hội chính của chùa.