Trải nghiệm dưới lồng đất địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70km về hướng tây-bắc. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi ẩn dưới các bụi cây. Ngày nay, địa đạo Củ Chi còn khoảng 120 km được bảo vệ và trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm thành phố Hồ Chí Minh.

dia-dao-cu-chiĐịa đạo được xây dựng vào cuối những năm 1940, trên vùng đất được mệnh danh là “đất thép”, nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công Sài Gòn.

dia-dao-cu-chi-5Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc bố ráp càn quét của quân đội Pháp và để cung cấp nơi trú ẩn cho quân Việt Minh. Mỗi làng xây một địa đạo riêng, sau đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ thống địa đạo đã được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp, về sau phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc Củ Chi và cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi chiến đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau.

dia-daoĐến năm 1965, có khoảng 200 km địa đạo đã được đào. Về quy mô, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là trên 200km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3 m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6 m, tầng dưới cùng sâu hơn 12 m. Lúc này, địa đạo không chỉ còn là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp để xem phim, văn nghệ, kho chứa vũ khí…

dia-dao-cu-chi-1

Trong suốt thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, địa đạo Củ Chi là một nỗi thất vọng lớn, câu hỏi khó đối với quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa. Mỹ và Australia từng cố gắng phát hiện và xâm nhập địa đạo bằng nhiều cách, song tất cả nỗ lực đều thất bại. Không thể giành ưu thế bằng chiến tranh hóa học, quân đội Mỹ bắt đầu cắt cử nhiều binh lính xuống địa đạo. Những người này được gọi là “chuột đường hầm”. Họ được trang bị súng máy, dao, đèn pin. Song với sự phức tạp của hệ thống và không có đường lui, binh sĩ Mỹ hầu hết thiệt mạng.

dia-dao-cu-chi-3Khi tham quan địa đạo Củ Chi, quý khách sẽ được tìm hiểu cách du kích VN xưa đã xây dựng, sinh sống và chiến đấu ở địa đạo, được xem những thước phim tài liệu quý báu về chiến tranh, về cách mà quân dân VN đã chiến thắng vũ khí hiện đại tân tiến chỉ với ý chí dân tộc.

dia-dao-2Được tận mắt chứng kiến những vũ khí thô sơ tự chế, bẫy chông bằng tre …, bò trườn trong các đường địa đạo, và xem người dân địa phương làm bánh tráng và rượu gạo.Ngoài ra, quý khách còn có cơ hội bắn súng tại trường tập bắn ở địa đạo.

dia-dao-cu-chi-4Du khách được trải nghiệm cuộc sống dưới địa đạo như những cư dân thực thụ trước đây như thưởng thức những món ăn của cư dân địa đạo trước đây.  Ngoài ra, khi đến với Khu Di tích Lịch sử Địa đạo Củ Chi, du khách còn có thể mua sắm những món quà lưu niệm tại các quầy hàng như đôi dép râu, chiếc khăn rằng, nón lá…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *