Cố đô Huế – dấu ấn vàng son
Bộ ảnh chụp những lăng tẩm tại Huế của nhiếp ảnh gia trẻ Nguyễn Kỳ Anh đưa du khách ngược về quá khứ.
Huế mang trong mình sự bình lặng vốn có của một miền di sản thiêng liêng, ôm vào lòng chiều dài lịch sử dân tộc. Nhiều người đến Huế để tìm về những giá trị chân thiện mỹ, dấu tích cung điện, đền đài còn đó với thời gian.
Nằm ở bên bờ dòng sông Hương, Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới và còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước.
Xem ngay >>> tour du lich Hue hấp dẫn của chúng tôi. Liên hệ 1800 6700 để được tư vấn miễn phí về các tour du lịch bạn nhé.
Người ta đến Huế không chỉ thưởng thức những cảnh đẹp lãng mạn, thơ mộng mà nơi đây còn lưu giữ vết tích Đại Nội Huế, chốn cung đình xưa cũ của triều đại cuối cùng của Việt Nam.
Mang trong mình nét kiến trúc độc đáo và cổ kính, Đại Nội Huế còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các hạng mục chính, gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son.
Đại Nội Huế bao gồm Hoàng Thành (nơi vua thiết triều và làm việc) và Tử Cấm Thành (nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc). Là 1 công trình có quy mô đồ sộ bậc nhất trong lịch sử Việt Nam, di tích Đại Nội Huế có quá trình xây dựng kéo dài tới 30 năm với hàng vạn người thi công cùng 1 loạt các công việc như lấp sông, đào hào, đắp thành, dời mộ… cùng khối lượng đất đá khổng lồ lên đến hàng triệu mét khối.
Trải qua bao thăng trầm và biến cố của lịch sử, công trình kiến trúc Đại Nội kinh thành Huế đa số vẫn còn nguyên vẹn.
Lăng tẩm của các vị Hoàng đế là điều không thể không nhắc đến đi tới cố đô Huế. Các khu lăng trải qua thời gian đã mai một đi nhiều nhưng vẫn giữ được nét uy nghiêm, cổ kính.
Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng do vua Thiệu Trị cho xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 để chôn cất vua cha Minh Mạng. Lăng nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km.
Lăng Tự Đức được chính vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị, là 1 quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung.
Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng. Lăng có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
Lăng Khải Định chính là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh, là 1 công trình có giá trị cao về nghệ thuật và kiến trúc trong tất cả các lăng tẩm ở Huế.
Phía bên ngoài là sân chầu với những bức tượng quan quân bằng đá đứng xếp hàng đầy tôn nghiêm
Theo: Ngôi sao
Tham khảo >>> Tour Du Lịch: Đà Nẵng – Huế – Check In Khách Sạn 5* (4N3Đ)